Tuesday, March 25, 2008

Cuộc tàn sát Tết Mậu Thân ở Huế




Cuộc tàn sát Tết Mậu Thân ở Huế
Trích từ Diển Đàn Dân Chủ - Tuệ Chương
(Trích dịch từ Vietcong Stratregy of Terror của Douglas Pike từ trang 23)
Vài lời trần tình của người dịch: Ngày 15 tháng 7 năm 2002 vừa qua, quân đội Do Thái tấn công vào Gaza City, khiến 15 người Palestine bị thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Cả thế giới và cả Liên Hợp Quốc lên án hành động tàn ác nầy của Do Thái. Việc lên án nầy không sai mặc dù những người chết nói trên chỉ là bị vạ lây mà mục tiêu chính là Shehade, tên trùm khủng bố kiểu tự sát của Palestine.
Cũng giống như vụ Sơn Mỹ (Mỹ-Lai), rồi đây, có thể người ta sẽ dựng tượng đài để tưởng nhớ những người chết oan. Thế còn hơn 5 ngàn người bị thảm sát hồi Tết Mậu Thân ở Huế thì saỏ Hơn ba mươi năm qua, cả thế giới và cả người Việt ở trong nước cũng như hải ngoại, nghĩ gì về những cái chết oan khiên đó?!
Huế là một trong những thành phố buồn nhất trên hành tinh của chúng ta, không phải chỉ vì những gì không ai có thể tưởng tượng nỗi đã xảy ra ở đây hồi Tết Mậu Thân năm 1968. Ðó là điều đáng quở trách âm thầm cho tất cả chúng ta, những người thừa hưởng một nền văn hiến bốn ngàn năm. Những người trong thời đại chúng ta gom nhặt được những ý niệm trừu tượng chính trị mà chỉ làm cho chúng ta rơi vào sự suy đồi tệ hại nhất về việc vi phạm đạo đức thời hiện đại, chẳng quan tâm gì tới tính cách dã man của nó.
Những gì xảy ra ở Huế làm cho những ai còn là người văn minh trên địa cầu nầy phải dành nhiều phút giây ngừng nghỉ để tư duy về những điều đã được khắc ghi, cùng với những tai họa khủng khiếp khác về những hành động dã man của người đối với người sẽ không bao giờ quên được và trở thành một dấu ấn sâu sắc trong dòng lịch sử nhân loại.
Huế còn chứng tỏ một điểm khác nữa về điều là người ta không có gì phải ngần ngại khi cố áp dụng những biện pháp chính trị để theo đuổi một cách nông cạn việc thực hiện giấc mơ xây dựng một xã hội hoàn hảo.
Một cách tự nhiên, những điều xảy ra ở Huế là vài sự thống kê mau lẹ và nhạy cảm. Cuối cùng, lực lượng quân sự Cộng sản lên tới 12 ngàn người đã tấn công Huế ngay đêm mồng một tết (30 tháng 1 năm 1968), chiếm thành phố 26 ngày và cuối cùng bằng hành động quân sự họ bị đánh bật ra khỏi nơi họ chiếm đóng.
Trong trận tấn công nầy, 5 ngàn 8 trăm người dân thường bị giết và mất tích. Ðến bây giờ tất cả họ coi như đã chết. Từ đó, thi hài họ được tìm thấy lẻ tẻ hay trong những ngôi mộ tập thể ở những vùng chung quanh Huế - Trung tâm văn hóa VN- thuộc tỉnh Thừa Thiên.
Ðó chỉ là những dữ kiện chính yếu, những thống kê quan trọng, chẳng vui gì khi nói về Huế, là điều được viết xuống bằng thứ ngôn ngữ bình thường của báo chí, rõ ràng chẳng gây được ấn tượng gì cho tinh thần và lương tâm của nhân loạị Chẳng có tiếng thét đầy uất hận nào! Và các tòa đại sứ của Cộng sản Bắc Việt Nam trên thế giới đều im hơi lặng tiếng.
Ngoài tiếng thở dài cay đắng, người dân sẽ nói cho quí vị hay những gì về Huế mà thế giới đã không biết tới, và nếu có biết, họ cũng chẳng quan tâm.
Trận chiến
Trận đánh Huế là một phần trong Chiến dịch Ðông-Xuân của Cộng sản năm 1967-68.Toàn bộ chiến dịch chia làm ba giai đoạn:
1/ Giai đoạn 1 gồm các tháng 10,11 và tháng 12 năm 1967 được gọi là phương pháp hợp đồng chiến đấu, có nghĩa là trên toàn bộ chiến trường, thực hiện các trận tấn công riêng rẽ vào các vị trí cố định hay trung tâm quân sự của phe Ðồng Minh. Các trận đánh ở Lộc Ninh thuộc tỉnh Bình Long, Dakto thuộc tỉnh Kontum và Cồn Tiên ở Quảng Trị, ba nơi nầy thuộc vùng rừng núi của Nam Việt Nam, gần biên giới Camphuchia và Lào là kiểu mẫu những trận đánh chính của giai đoạn 1.
2/ Giai đoạn 2 thuộc các tháng Giêng, 2 và 3 năm 1968 bao gồm việc ứng dụng một cách rộng lớn phương pháp chiến đấu độc lập, có nghĩa là mở nhiều cuộc tấn công bằng các đơn vị thiện chiến nhỏ và đồng thời khắp một vùng địa lý rộng lớn, sử dụng các đơn vị tinh nhuệ nhất cũng như kỹ thuật tiến bộ nhất trong chiến tranh du kích. Trong khi Giai đoạn 1 lực lưọng tác chiến chính là quân Cộng sản Bắc Việt (Khoảng 55 ngàn người đang hoạt động ở Nam VN). Ở Giai đoạn 2 thì sử dụng quân Giải phóng Nam VN. Cao điểm của Giai đoạn 2 là cuộc tấn công Tết Mậu Thân qua đó 70 ngàn quân tấn công 32 trung tâm đông dân cư nhứt ở Nam VN, gồm cả Huế.
3/ Giai đoạn 3 gồm các tháng 4, 5 và 6 năm 1968 chủ yếu là phối hợp hai phương pháp tác chiến của hai giai đoạn trên, tạo thành cao điểm trong các trận đánh lớn. Do bắt được tài liệu nên biết đây là điều Cộng sản gọi là đợt hả Có khả năng đó là Khe Sanh, căn cứ Thủy Quân Lục Chiến HK ở phía đông-bắc Nam VN, hoặc có lẽ là Huế. Không có cuộc tấn công đợt 2 chính là vì những trận đánh trong Giai đoạn 1 và 2 đã không phát triển được như Cộng sản hy vọng. Tuy nhiên, chiến cuộc đạt tới thời kỳ đẫm máu nhứt trong vòng tám năm sau đó, kể từ trận Mậu Thân Huế hồi tháng Hai cho đến khi rút khỏi cuộc bao vây Khe Sanh vào mùa hè tiếp theo cùng năm đó.
Trong ba tháng nầy, quân Mỹ thương vong trung bình 500 người một tuần, phía Việt Nam Cộng Hòa thì gấp đôi,phía Việt Cộng và Cộng sản thì gần 4 ngàn một tuần(cao hơn phía Mỹ 8 lần).
Cộng sản bắt đầu Chiến dịch Ðông-Xuân với khoảng 195 ngàn quân của các lực lượng quân sự chính của Việt Cộng và Cộng Sản Bắc Việt xâm lược. Trong vòng 9 tháng họ bị tiêu vong 85 ngàn người.
Chiến dịch Ðông-Xuân của Cộng sản là một cố gắng hoàn toàn nhằm bẻ gãy sức mạnh chính yếu của Quân đội Nam VN để chính quyền phải thay đổi đường lối, cùng với lực lượng Ðồng minh trong những thành phố bị bao vây và chỉ có khả năng phòng thủ. Nói một cách chính xác hơn, trận đánh ở Huế thuộc giai đoạn 1 hơn là giai đoạn 2 khi Cộng sản áp dụng kế hoạch hợp đồng tác chiến và sử dụng quân Cộng sản Bắc Việt hơn là quân du kích Việt Cộng. Có nghĩa là về phía Cộng sản họ sử dụng rộng rãi hai sư đoàn quân Cộng sản Bắc Việt: Sư đoàn số Năm 324 B cộng thêm các tiểu đoàn chính, một số đơn vị du kích cùng 150 chính ủy và cán bộ.
Trận đánh Huế sơ lược có những phát triển chính như sau: Khởi đầu tấn công chủ yếu với hai tiểu đoàn 800 và802 cùng với lực lượng bí mật xâm nhập trước. Ðến sáng sớm ngày đầu tiên, Cộng sản kiểm soát toàn bộ thành phố ngoại trừ Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1/BB (thành Mang cá) và khu phái bộ Cố vấn HK (MACV). Ngay hôm đó quânViệt Mỹ tiến vào Huế tăng cường và phòng thủ các nơi kể trên. Cộng sản tăng cường tiểu đoàn 804 với ýđồ chặn đứng các lực lượng tăng phái
Mỹ-Việt.
Cộng sản không thực hiện được ý đồ nầỵ Hai địa điểm trên được củng cố mạnh mẽ và không còn bị đe dọa nghiêm trọng nữạ Trận đánh trở thành cuộc bao vâỵ Quân Cộng sản ở trong Thành Nội và khu thành phố phía tâỵ Liên quân Mỹ Việt ở ba phía kia, bao gồm cả khu phía nam sông Hương,đẩy quân Cộng sản ra khỏi thành phố, khởi thủy là vớihy vọng dùng pháo binh và không kích. Nhưng vì thành Huế xây dựng quá vững chắc nên quân Cộng sản vẫn giữ được vị trí của họ. Họ chỉ có thể bị đánh bật bằng chiến thuật chiến tranh trong thành phố, cận chiến từng nhà, từng khu, lâu dài và tiêu haọ Tới tuần lễ thứ ba của tháng Hai (1968), việc bao vây thành phố đã thực hiện xong; quân dội VNCH và TQLC Mỹ tiến chiếm từng thước đất trong Thành Nộị Tới sáng ngày 24 tháng Hai, binh sĩ Sư đoàn 1/BB VNCH đã hạ được lá cờ Cộng sản treo trên cột cờ Ngọ Môn 24 ngàỵ Cuộc phản công đã thắng lợi, mặc dù các cuộc chạm súng lẻ tẻ vẫn còn xảy ra bên ngoài thành phố. Tại trong thành phố, Cộng sản thương vong 2 ngàn 5 trăm người và trong cuộc truy kích bên ngoài Huế, một con số tương tự đã bị giết. Phía Ðồng minh có 357 người chết.
Tìm kiếm
Sau khi trận đánh chấm dứt, nhiều xáo trộn vẫn tiếp diễn. Mệnh lệnh đầu tiên là khẩn cấp cứu trợ dân chúng, trước hết là thực phẩm, thuốc chích ngừa và thuốc bệnh, v.v... Tiếp theo là cố gắng giúp dân xây dựng lại nơi cư ngụ. Sau đó thì lo kiểm điểm thương vong. Sau cuộc tấn công, không có cuộc kiểm tra dân chúng thật sự nào được thực hiện. Tới tháng Ba 1968, nhà cầm quyền cho biết có 1.900 dân thường được đưa vào bệnh viện vì thương tích chiến tranh và khoảng 5.800 người bị Cộng sản bắt đi mất tích.
Nơi đầu tiên tìm thấy các nạn nhân Cộng sản là sân trường Trung Học Gia Hội vào sáng ngày 26 tháng Hai; tổngcộng có 170 xác người đã được tìm thấy ở đâỵ Mấy tháng sau, người ta tìm thấy thêm 18 nơi chôn tập thể, lớn nhất là khu ở gần chùa Tăng Quang (67 thi thể), Bãi dâu (77), khu Chợ Thông (khoảng 100), khu lăng tẩm (201), Thiên Hàm (khoảng 200), Ðồng Gi (khoảng 100).Nhìn chung, khoảng 1.200 thi thể tìm thấy trong những hầm hố đào lấp vội vã.
Ít ra, một nửa những vụ tìm kiếm nầy cho thấy có sự giết chóc nầy tàn ác. Tay bị trói bằng dây thép gai buột ra sau lưng, giẻ nhét vào miệng, thân xác không còn nguyên vẹn nhưng không có dấu vết bị thương (Cho thấy là bị chôn sống). Có gần 600 xác chết khác có dấu tích bị thương nhưng không có cách nào để xác minh họ bị bắn hàng loạt hay thương vong vì tên bay đạn lạc.
Nhóm lớn thứ nhì được tìm thấy tại quận Phú Thứnăm 1969 tại vùng những đồi cát và Lệ Xá tây, quận Phú Thứ, làng Văn Hòa, Xuân Dương vào cuối tháng Ba, tháng Tư năm 1969. Cũng vào năm này, vào tháng Năm ngườita còn tìm thấy thêm nhiều ngôi mộ tập thể ở quậnVinh Lộc và ở quận Nam Hòa vào tháng Bảỵ
Nhóm lớn nhất tìm thấy là ở những đồi cát của ba làng Vinh Lưu, Lệ Xá đông, và Xuân Ổ; đây là vùngđồi cát liên tiếp nhau, nhiều đụn cỏ, ở gần biển Ðông. Cách xa cách vùng đầm nước mặn, đây là nơi thuận tiện để chôn tập thể. Hơn 800 người tìm thấy ở khu nầỵ
Tại các ngôi mộ trong vùng đồi cát nầy, người ta thấy nạn nhân bị trói thành từng nhóm 10 hoặc 12 người, sắp hàng bên cạnh những cái hố do dân địa phương đào rồi họ bị bắn bằng súng máy do Nga sản xuất, (Người ta tìm được những vỏ đạn cũ bên cạnh ngôi mộ). Thông thường những người chết được chôn thành nhóm ba bốn người nên rất khó phân loạị Nơi tìm thấy lớn thứ ba là ở quận Nam Hòa, chỗ gọi là khe Ðá Mài, hay là nơi người dân Phú Cam bị giết, tìm thấy hôm 19 tháng 9 năm 1969. Cán binh Cộng Sản đào ngũ khai với viên chức tình báo thuộc binh đoàn Không Kỵ 101 rằng họ đã chứng kiến việc giết hàng trăm người ở khe Ðá Mài, cách Huế 10 dặm về phía nam vào tháng Hai 1968. Khu nầy hoang vu, không có dân cư, khó đến được. Ðơn vị Hoa Kỳ gởi tới đây một toán tìm kiếm; họ báo cáo trong dòng suối có rất nhiều đống xương người chồng chất lên nhaụ.
Bằng nhiều tin tức gom góp được, người ta đoán được những gì xảy ra ở khe Ðá Màị Vào hôm mồng 5Tết, tại khu Phú Cam, nơi có khoảng 40 ngàn dân, hầu hết theo đạo Thiên Chúa, chiếm 3/4 dân số thành phố, chạy vào nhà thờ tránh súng đạn như ở VN người dân thường làm. Thực ra, nhiều người trong số đó không phải là người có đạo. Cán bộ Cộng sản vào nhà thờ bắt đi khoảng 400 người, một số thì có tên sẵn còn một số thì theo nhân dạng mà bắt (trông có vẽ giàu có, sang trọng, trung niên chẳng hạn). Cộng Sản tuyên bố họ được đưa vào vùng giải phóng để học tập chính trị trong vòng ba ngày, sau đó, sẽ được tha về.
Họ được dẫn đi 9 cây số, tới một ngôi chùa nơi Cộng sản đặt bộ Chỉ huỵ Hai chục người được gọi ra trước cái gọi là tòa án cách mạng, bị tố cáo là có tội, bị hành quyết và chôn ngay trong sân chùạ Những người còn lại được đưa qua sông và giao cho đơn vị Cộng sản địa phương, có lẽ họ muốn những người nầy được cải tạo và được tha về sau, nhưng có lẽ vì tình hình biến chuyển nên họ không còn kiểm soát được nữa.
Bảy ngày sau đó, không rõ số lượng bao nhiêu, cả người bắt và người bị bắt đi về một vùng quệ Và để không cho ai thấy, người bị bắt bị dẫn qua những vùng núi non lởm chởm nhất miền Trung VN, tới khe Ðá Mài. Tại đây họ bị bắn hay bị đập đầu, xác bị đạp xuống lòng khe.
Binh đoàn 101 Không vận HK thấy không thể dùng đường bộ đến khe Ðá Mài được. Tàng lá cây dày đặc, ở VN người ta gọi đó là cái lọng đôi, nghĩa là có hai tàng lá, một ở gần mặt đất, gồm cây và bụi rậm và một tàng lá cao, che phủ bên trên. Bên dưới đó chỉ có ánh sáng mờ mờ. Công binh Quân đội Hoa Kỳ cho trực thăng bay lưng chừng bên trên rồi thòng chất nổ xuống qua khỏi các tàng lá cây và nổ để những chiếc trực thăng dùng làm máy bay hốt cốt có thể đáp xuống được. Rõ ràng Cộng sản dùng nơi nầy làm nơi giết người kín đáo mà không cần chôn cất. Trên một đoạn khe dài hơn một trăm mét là sọ, xương người chồng lên nhau (những người tin có linh hồn nằm chết lẫn lộn trong đó, linh hồn sẽ lang thang cô đơn vĩnh viễn vì họ chết mà không được chôn), trong vòng 20 tháng, nước suối chảy đã làm cho xương sạch trơn và trắng bạch.
Sau đó, chính quyền địa phương đưa ra một danh sách gồm 428 người, xác nhận rằng đó là tên những người chết ở khe Ðá Màị Về phía Cộng sản thì họ tuyên bố rằng đó là những ô phần tử phản cách mạng. Danh sách 428 người đó thành phần gồm có: 25% là quân nhân: Có 2sĩ quan. Số còn lại 25% là học sinh, sinh viên; 50% là công chức, viên chức xã ấp, làm nghề cá nhân nhiều loại khác nhau và thợ.
Khu vực lớn thứ tư tìm được hồi tháng11 1969 thuộc quận Phú Thứ, gần làng đánh cá Lương Viên, cách Huế 10 dặm, ở về phía đông, là vùng hoang vắng. Hồi đầu tháng đó, quân chính phủ cố gắng quét sạch các bộ phận Cộng sản còn lại ở làng nầỵ Dân làng, khoảng 700 người, sợ Cộng sản trả thù nên không dám khai báo gì.

2 comments:

Nha Kỹ Thuật said...

Nguyên Huy/ Người Việt


Suốt trong hai ngày cuối tuần qua, cả ngàn đồng hương người Việt tị nạn cộng sản đang định cư tại Nam California đã đến tham dự buổi “Tưởng Niệm Tết Mậu Thân” do nhật báo Việt Báo cùng một số cơ quan truyền thông Việt ngữ và hội đoàn tổ chức tại phòng hội của nhật báo Việt Báo trên đường Moran thuộc thành phố Westminster.

Cả hai buổi, chiều Thứ Bảy 29 và chiều Chủ Nhật 30 tháng 3, buổi nào cũng xấp xỉ trên 500 người tham dự. Phòng hội đã không còn một chỗ đứng trong khi phía ngoài tòa báo người đến chậm đành phải đứng bên ngoài tạo thành những cuộc hội luận nhỏ từng nhóm dăm ba người mà chủ đề là những cuộc thảm sát của quân đội cộng sản phản bội lệnh hưu chiến mở những cuộc tổng công kích vào các thành phố tỉnh lỵ của Việt Nam Cộng Hòa vào đầu năm 1968.

Có thể nói đây là buổi tổ chức Tưởng Niệm về Mậu Thân 1968 tương đối có quy mô tại hải ngoại, sau 33 năm cộng sản đã chiếm được trọn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Hai buổi tưởng niệm được tổ chức với hai nội dung riêng biệt. Vào chiều hôm Thứ Bảy là cuộc triển lãm những hình ảnh, tài liệu về những cuộc thảm sát tại Huế khi quân cộng sản bất ngờ chiếm được thành phố trong 28 ngày. Nhiều hình ảnh ghê rợn đã được trưng ra trong cuộc triển lãm, trong những thước phim tài liệu được trình chiếu lại. Những “đống xương vô định đã cao bằng đầu” của người dân Huế trong các vụ Việt Cộng thảm sát. Nhiều hình ảnh ghi lại hàng trăm chiếc quan tài sơ sài chứa những xác người dân vô tội mà chính quyền VNCH ở Huế sau đó đã tìm được trong những nấm mồ tập thể vùi lấp hàng ngàn xác người. Những xác người, có nhiều xác sọ bị vỡ, có nhiều xác tay chân còn bị trói, có nhiều xác chứng tỏ đã bị chôn sống... Những hình ảnh khủng khiếp tưởng như vào thời hồng hoang man rợ nhất. Bên cạnh đó là những hình ảnh tang thương của những thân nhân gia đình của nạn nhân, những người chồng, người vợ, những đứa con thơ, những cha mẹ già lang thang thất thểu đi trong vùng “Khe Ðá Mài”, trong vùng quanh trường trung học Gia Hội, trong vùng chùa Theravada, cũng gọi là chùa Tăng Quang Tự, trong vùng tu viện Thiên An, trong vùng cầu An Ninh, trong vùng trường tiểu học An Ninh Hạ, trong vùng chợ Thông, trong vùng lăng Gia Long bên bờ sông Hương, ở làng An Hạ, Thúy Thạnh... để tìm xác thân nhân chồng con mà quân CS và bọn nằm vùng đã giết hại bằng đủ mọi hình thức từ xử bắn, đập chết bằng cuốc cho đến chôn sống.

Cũng trong buổi triển lãm này, một buổi thuyết trình của một số những nhân chứng chính trị và quân sự như cựu Ðại Sứ Bùi Diễm và các cựu Ðại Tá Hà Mai Việt, cựu Trung Tá Trần Ngọc Huế thuyết trình những đề tài về “Sự Thật Tết Mậu Thân 1968”. Sau phần thuyết trình là cuộc hội thảo.

Mở đầu buổi sinh hoạt hội thảo, nhà văn Nhã Ca, tác giả cuốn “Giải Khăn Sô Cho Huế” viết trong thời gian sau Tết Mậu Thân và từng được giải thưởng văn học của chính phủ VNCH, đã ngỏ lời rằng: “Bốn mươi năm trước đúng vào lúc 2 giờ (sáng Mùng Một Tết) cộng sản đã mở cuộc tấn công vào Huế gây ra cảnh chết chóc với bom đạn tơi bời, với những cuộc chôn sống, những nấm mộ tập thể những xác người bị đập chết bằng cuốc cả hàng ngàn người ập đến với người dân Huế. Bao nhiêu bạn tôi đã bị chôn sống khi tuổi xuân còn đầy sức sống. Tội ác ấy, truyền thông Hoa Kỳ và thế giới đã im lặng. Họ cố ý dập xóa đi những tang thương để kết quả là kẻ ác không đáng thắng đã thắng. Cộng sản mới đây đã đánh tráo lịch sử mà tổ chức ra cái gọi là chiến thắng Mậu Thân trên những xác người, trên những chết chóc đau thương của người dân Huế. Chúng ta nhất quyết không để bị lừa gạt, không để lịch sử bị đánh tráo. Chúng ta phải nhắc nhở nhau những đau thương này, phải tổ chức một ngày tưởng niệm hàng năm. Ðây cũng là khởi đầu của một dự án sưu tầm tất cả những tài liệu, hình ảnh, nhân chứng còn sống qua những cuộc phỏng vấn để lưu trữ lại. Dự án sẽ diễn ra trong suốt năm 2008 này để chúng ta sẽ tổng hợp, nghiên cứu trên mọi khía cạnh pháp lý thành một hồ sơ về tội ác của cộng sản đối với dân tộc. Tất cả số tiền bán sách hôm nay sẽ được sung vào quỹ cho dự án này”.

Nhà bình luận Nguyễn Xuân Nghĩa, người điều hợp chương trình “40 năm tưởng niệm Mậu Thân” cũng cho biết: “Lẽ ra hàng năm chúng ta phải có những buổi tưởng niệm như thế này. Ðến nay, những nạn nhân vụ Mậu Thân Huế vẫn chưa được giải oan, trong nước dù có làm vẫn chỉ là lén lút vì tưởng niệm Mậu Thân là một trọng tội đối với chế độ cộng sản. Chúng ta đã có lỗi với người đã khuất và cả với tuổi trẻ, các thế hệ sau. Chúng ta làm việc này là để trả lại công lý và cho thế hệ sau biết mà không nhầm lẫn về cộng sản, về sự thất bại của thế hệ cha ông. Gần đây trong nước có phong trào dùng ‘ngoại cảm’ để đi tìm những người chết trong chiến tranh. Nhưng tuyệt nhiên không thấy ai tìm đến những nạn nhân trong vụ Mậu Thân. Ðó là một sự giả dối lừa bịp. Cuộc hội thảo hôm nay, chúng tôi không đủ khả năng mời được hết những nhân chứng mà chỉ có ba diễn giả đã có kinh nghiệm trực tiếp trong vụ Mậu Thân. Mong đây là khởi đầu cho một công cuộc sưu tầm đóng góp ý kiến, kinh nghiệm, nhân chứng tài liệu để chúng ta có thể bổ túc, tổng hợp thành một tài liệu đầy đủ và chính xác về vụ Mậu Thân”.

Qua ngày hôm sau là một chương trình ca nhạc gồm những sáng tác phẩm của các văn nghệ sĩ đã sáng tác trong cảm xúc trước những thảm cảnh Mậu Thân mà cộng sản đã gây ra cho người dân Việt, đặc biệt là người dân Huế gồm những bài thơ, nhạc, văn của các nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, Nhã Ca, Dương Nghiễm Mậu... do các ca sĩ Khánh Ly, Thanh Lan, Ngọc Minh, Hương Thơ, Phương Hạnh, Trọng Nghĩa đến cộng tác trình bày. Nhưng khi ca sĩ Khánh Ly đến thì đã bị một số khá đông trong hội trường la ó phản đối cho rằng “đã ca tụng Trịnh Công Sơn, người nhạc sĩ đã làm tay sai cho cộng sản Việt Nam, đã làm lợi cho cộng sản trong chiến tranh Việt Nam...”. Cuộc phản đối khá dữ dội khiến ca sĩ Khánh Ly đã phải ra ngoài gặp gỡ với những người phản đối để buổi sinh hoạt kỷ niệm “40 năm Mậu Thân” không bị gián đoạn. Nhưng cho đến khi ca sĩ Khánh Ly trở vào và cùng các ca sĩ khác trình bày một liên khúc trong đó có một phần nhạc của Trịnh Công Sơn thì nhóm người phản đối đã phẫn nộ đến mất trật tự khiến ban tổ chức phải nhờ đến cảnh sát Westminster can thiệp. Và cuộc sinh hoạt “Tưởng Niệm 40 năm Mậu Thân” sau đó cũng chấm dứt. (NH)

Nha Kỹ Thuật said...

Hỏi sử gia Mỹ về trận chiến Mậu Thân


Cuộc Tổng Tấn công 1968 là điểm bước ngoặt của chiến tranh Việt Nam
Cuộc Tổng Tấn công Tết Mậu Thân 1968 là một trong vài sự kiện quan trọng nhất trong cuộc chiến Việt Nam.
40 năm sau cuộc Tổng Tấn công này, những nhà nghiên cứu có thêm những nhận định, suy nghĩ gì về các khía cạnh của cuộc chiến năm 1968?
Lê Quỳnh của BBC đã có cuộc phỏng vấn với Tiến sĩ James H. Willbanks, Giám đốc Khoa Lịch sử Quân sự, Trường Chỉ huy Tham mưu Quân đội Mỹ (U.S. Army Command and General Staff College) ở Fort Leavenworth, bang Kansas.
Câu hỏi đầu tiên là những nghiên cứu học thuật trong 10 năm qua có cung cấp thêm thông tin gì về trận Mậu Thân?
James H. Willbanks: Một số thông tin mới liên quan đến những kế hoạch và ý định của phía Cộng sản. Ví dụ, một trong các câu hỏi còn đọng lại là ý định của quân đội Cộng sản tại Khe Sanh – có phải tướng Giáp định chiếm căn cứ của Thủy quân lục chiến hay chỉ định dùng nó để thu hút chú ý trong khi các khu vực đông dân cư mới là mục tiêu chính của chiến dịch? Các tư liệu mới công bố từ phía bên kia cho thấy Khe Sanh là một phần trong cố gắng của họ nhằm đánh lạc hướng trong khi các mục tiêu chính của chiến dịch là các trung tâm dân cư và các cơ quan quân sự đầu não.
Trong số những phát hiện đáng chú ý nhất từ nguồn tài liệu mới này là mức độ sai lầm trong tính toán của những người Cộng sản khiến họ bị thất bại trong chiến dịch. Mặc dù trước đấy đã có thừa nhận về những thất bại tình báo của phía Mỹ trong những tháng dẫn đến chiến dịch, nhưng nay người ta biết rằng phía bên kia cũng có một số tính toán sai lầm nghiêm trọng.
Trong những năm gần đây, đã có nhiều bài báo, lịch sử đơn vị và các ấn phẩm khác cung cấp cái nhìn mới về kế hoạch của phía bên kia trước chiến dịch. Ta thấy những thất bại chính trong kế hoạch của Cộng sản là sự đánh giá nhầm về cả khả năng của đối phương và các cảm tình viên, những báo cáo sai, và tác động của ý thức hệ và “lạc quan tếu” lên đánh giá quân sự.

Trận đánh lớn xảy ra ngay tại Sứ quán Mỹ ở Sài Gòn
Theo những người lên kế hoạch của phe Cộng sản, cuộc tổng tiến công sẽ thắng lợi vì một cuộc tổng nổi dậy, được cho là đỉnh cao của nhiều năm đấu tranh chính trị, sẽ giúp giảm bớt lợi thế quân sự của người Mỹ và lật đổ chính quyền Sài Gòn. Tổng nổi dậy là vũ khí tối thượng của họ; họ tin rằng sự trong sạch ý thức hệ và nhiệt tình cách mạng sẽ chiến thắng, ngay cả trước khả năng điều động và hỏa lực hơn hẳn của Mỹ. Như một người trong cuộc sau này nhận xét, họ “…dự tính đúng một khả năng – là cuộc tổng tấn công nổi dậy chắc chắn sẽ thắng lợi, điều đó có nghĩa là chúng tôi đã không dự tính những khả năng thay đổi hay diễn biến trên hiện trường”.
Kết quả là một thất bại nặng nề ở mức chiến thuật cho người Cộng sản. Sự trớ trêu bi kịch là thất bại này lại chuyển hóa thành một thắng lợi tâm lý mà sẽ là điểm bước ngoặt cho sự can dự của Mỹ trong cuộc chiến.
BBC:Có những vấn đề nào liên quan sự kiện 1968 mà vẫn còn ám ảnh các nhà nghiên cứu ngày hôm nay?
Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất xoay quanh kết quả của cuộc tấn công Tết Mậu Thân. Từ lâu người ta cho rằng đây là một thất bại chiến thuật cho phía Cộng sản nhưng được chuyển thành chiến thắng tâm lý ở mức chiến lược do sự tường thuật thiên vị.
Có hai vấn đề ở đây: vai trò của truyền thông và kết quả thực sự của chiến dịch. Ngày nay một số học giả cho rằng truyền thông thực ra không có tác động lớn tới dư luận đến thế. Quả đúng là tác động ban đầu của báo chí đã làm tăng ủng hộ cho chính quyền Johnson và cách điều hành cuộc chiến của tổng thống. Nhưng khi chiến tranh tiếp tục, dư luận xoay chiều theo hướng bi quan. Tác động thực sự của Tết Mậu Thân là tác động lên chính chính quyền Johnson – chính quyền Mỹ bị rúng động vì tầm mức và sự khốc liệt của các cuộc tấn công của Cộng sản. Tình thế này khiến tổng thống và các cố vấn của ông đánh giá lại và sau đó là tuyên bố của Johnson rằng ông sẽ giảm cường độ đánh bom Bắc Việt, và kêu gọi đàm phán ngay trước lúc loan báo ông sẽ không ra tái tranh cử.
Kết quả của chiến dịch vẫn còn đang được tranh cãi. Cuộc tấn công, với các đợt sau đó kéo dài sang mùa thu 1968, có một số kết quả. Nó làm tăng số thương vong của quân Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), nhưng phía Cộng sản cũng không đạt được mục tiêu quân sự nào của họ và người dân miền Nam vẫn không nổi dậy. Cộng quân chịu tổn thất nặng nề, đặc biệt là du kích Việt Cộng, những người chiến đấu chính trong các đô thị; họ không còn hồi phục sau những thiệt hại này và đa số các trận đánh lớn từ cuối 1968 về sau là do quân chính quy Bắc Việt đảm nhiệm. Tuy nhiên, những người Cộng sản đã thành công trong việc tác động tiêu cực đến chương trình bình định nông thôn, khiến các cán bộ bình định địa phương bỏ chạy khỏi vùng quê trong những ngày đầu của cuộc tấn công. Tác động này sau đó giảm đi khi những tổn thất của Việt Cộng cho phép những cán bộ này quay lại và tăng gấp đôi nỗ lực. Người ta thừa nhận chương trình bình định đạt mức độ thành công quan trọng trong những năm sau Tết Mậu Thân.
BBC:Tổng số thương vong trong chiến dịch có còn là câu hỏi chưa được giải quyết trọn vẹn, thưa giáo sư?
Vẫn còn nhiều bất đồng về tổng số thương vong của phía Cộng sản. Một số tư liệu công bố gần đây cung cấp thêm chi tiết, nhưng con số thực vẫn mù mờ. Tuy nhiên, rõ ràng là Cộng quân, và đặc biệt là quân của Mặt trận Giải phóng miền Nam, chịu tổn thất nặng nề vì các đợt tấn công kéo dài tới mùa thu 1968.
Vẫn còn nhiều bất đồng về tổng số thương vong của phía Cộng sản. Một số tư liệu công bố gần đây cung cấp thêm chi tiết, nhưng con số thực vẫn mù mờ


BBC:Cái gọi là Cuộc thảm sát ở Huế vẫn gây nhiều tranh cãi trong người Việt. Theo ông, có thông tin gì mới về vấn đề này không?
Thông tin mới duy nhất mà tôi thấy là cuốn sách tiếng Anh năm 2002, From Enemy to Friend, của Bùi Tín (Nguyễn Ngọc Bích dịch). Trong đó, Bùi Tín nói Tướng Trần Văn Quang, chỉ huy trưởng quân khu Trị - Thiên – Huế, bị phê bình vì để xảy ra vụ thảm sát. Bùi Tín khẳng định là cán bộ Cộng sản được chỉ thị giữ tù binh mà họ bắt trong đợt tấn công đầu tiên vào Huế, rồi đưa họ đi cùng khi Cộng quân rút lui sau khi bị Thủy quân lục chiến Mỹ đẩy ra khỏi Cổ thành. Tác giả cho rằng “nhiều chỉ huy cấp đại đội và tiểu đoàn đã tự ý quyết định bắn các tù binh để đảm bảo cho việc rút lui được an toàn.” Theo ông, người già, phụ nữ và trẻ em đã bị hành quyết khi “kỷ luật đổ vỡ trong tình thế tuyệt vọng.” Liệu đây có phải là sự biện bạch của người Cộng sản sau khi việc đã rồi hay không, thì tôi không rõ.
BBC:Từ phía người Mỹ, đâu là những bài học rút ra từ Tết Mậu Thân 1968?
Một trong những bài học quan trọng nhất là về tình báo. Những ước đoán về binh lực và ý định của Cộng quân vào cuối năm 1967 mắc nhiều thiếu sót. Một phần của vấn đề là Phái bộ Quân sự Mỹ tại Việt Nam (gọi tắt là MACV, Military Assistance Command, Vietnam), trong cố gắng chứng tỏ có tiến bộ, đã cố tình giảm nhẹ các đánh giá tình báo về binh lực của Cộng quân. MACV thay đổi cách tính toán, giảm số lượng quân địch từ gần 300.000 xuống còn 235.000 vào tháng 12-1967. Các phân tích gia tình báo Mỹ dường như tin vào đánh giá của chính họ và gần như bỏ qua bằng chứng là Cộng quân không chỉ duy trì khả năng tác chiến khá cao mà còn định dùng khả năng đó theo một cách quyết liệt. Một thất bại tình báo nữa là khi các phân tích gia tình báo bỏ qua nhiều tài liệu thu giữ được, cho rằng chúng chỉ thể hiện hy vọng hão huyền của Cộng sản mà không thấy rằng đối phương có khả năng thực hiện ý định.
Vì thế, phía Mỹ đã đánh giá thấp khả năng của đối phương, bỏ qua những chứng liệu tình báo mới chỉ vì chúng đi ngược hẳn với suy nghĩ của họ về sức mạnh và khả năng của đối phương.
Một vấn đề khác ảnh hưởng đến thất bại tình báo liên quan tới cái mà ngày nay người ta gọi là “sự hỗ tương” (fusion). Thật khó tổng hợp những dữ liệu thu thập được để vẽ nên bức tranh toàn diện về hành vi của Cộng quân. Một phần nguyên nhân là sự thiếu phối hợp giữa các cơ quan tình báo. Đa số các tổ chức này hoạt động độc lập, ít khi chia sẻ thông tin với nhau. Điều này xảy ra cả ở trong cơ cấu tình báo của quân đội Mỹ.
Nhưng ngay cả khi ta giả sử bộ máy tình báo đã có sự hỗ tương tốt hơn, thì cũng vẫn khó giải quyết những báo cáo trái ngược hẳn nhau. Một mặt tin tức cho thấy một cuộc tổng tiến công sắp xảy ra, nhưng cũng có những báo cáo khác nói rằng đối phương gặp khó khăn và tinh thần binh sĩ sa sút. Khó quyết định ta nên tin vào báo cáo nào. Bên cạnh đó, có một số chỉ dấu lẽ ra phải làm ngành tình báo chú ý thì chúng lại rơi lọt thỏm giữa những biến cố rõ rệt hơn và trùng khớp hơn với trông đợi của các phân tích gia. Trước các bằng chứng là đối phương gia tăng hoạt động gần đô thị và dọc vùng ven nông thôn, quân đồng minh buộc phải quyết định là cuộc tổng tiến công sẽ xảy ra ở đâu, khi nào, như thế nào. Họ đã thất bại trong việc này, khi tập trung cho hoạt động quanh khu vực Khe Sanh và các vùng xa xôi khác.
Khi Bắc quân tấn công vào căn cứ Thủy quân Lục chiến ở Khe Sanh ngày 21-1, điều này trùng khớp với dự tính của Westmoreland và các phân tích gia. Họ đánh giá tin tức tình báo dựa trên điều họ mong đợi, và những chỉ dấu khác thì bị đánh giá thấp. Bài học lớn rút ra là các nhà phân tích và chỉ huy phải tránh quan niệm thiên kiến về đối phương và khả năng của đối phương, đặc biệt khi thông tin tình báo cho thấy thách thức mà ta đối diện khác hẳn với lối suy nghĩ lâu nay.
Bài học lớn thứ hai có liên quan chặt chẽ với tình hình tình báo mô tả ở trên, nhưng nó đụng đến cụ thể hơn đến mong chờ của dư luận. Nhằm có thêm ủng hộ cho cuộc chiến và có lẽ cũng để giảm bớt tiếng nói của phong trào phản chiến, Tổng thống Johnson quyết định mở một chiến dịch thông tin. Ông gọi Tướng William Westmoreland, chỉ huy cao nhất của Mỹ ở Việt Nam, về nhà vào giữa tháng 11 để giúp cho chính phủ. Tại nhiều địa điểm, Westmoreland nói “chúng ta đã đạt tới điểm quan trọng khi sự chấm dứt chiến tranh bắt đầu hiện ra.” Quả đúng là thương vong của đối phương đã tăng cao trong năm 1967. Nhưng cuộc chiến đã rơi vào tình trạng bế tắc đẫm máu, khi không bên nào giành ưu thế rõ rệt. Khi đưa ra những tuyên bố lạc quan, Westmoreland và nhiều thành viên của chính quyền Johnson đã xây đắp một loạt mong đợi sai lạc về t=